Cách viết Kanji

Xin chào các bạn! Trong bài này, Poriko sẽ hướng dẫn các bạn cách viết KANJI sao cho đúng thứ tự.

Khoan đã, nhiều bạn sẽ thắc mắc thời đại này còn ai viết tay đâu, vậy học cách viết Kanji để làm gì?

Đúng là như vậy. Bài này chỉ dành cho các bạn phải viết Kanji hàng ngày, đam mê thư pháp, hay những ai đang dùng từ điển hỗ trợ tính năng vẽ chữ tìm từ. Mặt chữ có đúng, mà bạn viết sai thứ tự, máy có thể không suy ra được từ, ><.

Chỉ cần nhớ một vài quy tắc cách viết Kanji phía dưới, bạn đã có thể viết chính xác khoảng >99% các từ KANJI. Tất nhiên là có 1 số ngoại lệ nhưng không đáng kể.

CÁCH VIẾT KANJI - QUY TẮC 1: PHẢI SANG TRÁI, TRÊN XUỐNG DƯỚI

Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên. Khi viết bất cứ 1 nét nào, nếu nét đó nằm ngang, thì viết từ trái sang phải. Nếu nét đó nằm dọc, thì sẽ viết từ trên xuống.

Cách viết Kanji: Tổng quan (trái - phải, trên - dưới)
Khi viết nét ngang, viết từ trái sang phải. Khi viết nét dọc thì viết từ trên xuống dưới.

CÁCH VIẾT KANJI - QUY TẮC 2: NÉT NGANG TRƯỚC

Câu hỏi tiếp theo là khi một từ KANJI có nhiều nét, thì bắt đầu với nét nào trước?

Thông thường, bạn sẽ viết nét ngang trước nét dọc.

Cách viết Kanji: ngang trước, dọc sau

Nếu có nhiều nét ngang, bắt đầu với nét ngang phía trên cùng góc trái. Đây cũng thường là nơi đặt bút đầu tiên khi viết một chữ KANJI.

CÁCH VIẾT KANJI - QUY TẮC 3: NÉT DỌC CHÍNH GIỮA TRƯỚC CÁC NÉT PHỤ ĐỐI XỨNG BÊN NGOÀI

Khi nhìn vào ví dụ chữ ở trên, hẳn bạn sẽ băn khoăn tại sao lại viết 2 nét chéo trước nét dọc. Nếu có các nét chéo đối xứng, xung quanh một nét dọc ở chính giữa, bạn sẽ viết nét dọc trước.

Cách viết Kanji: các nét đối xứng trong một chữ
Nét chéo đối xứng

Trong 2 ví dụ trên, (cây) và (nước), các nét chéo đối xứng (gần đối xứng trong trường hợp của ) xung quanh nét dọc chính giữa. Vì vậy nét dọc chính giữa được viết trước. Tuy nhiên nét ngang từ trái sang phải vẫn được viết trước nét dọc (trong trường hợp của ).

CÁCH VIẾT KANJI - QUY TẮC 4: HÌNH HỘP CHỈ CẦN 3 NÉT

1 nguyên tắc cơ bản bạn cần ghi nhớ là hình hộp chỉ cần 3 nét. Rất nhiều bạn nhầm lẫn, và viết bằng 4 nét. Nét số 2 tuy bắt đầu bằng nét ngang nhưng lại kết thúc là đường dọc, nên nó vẫn logic với các nguyên tắc trên.

Cách viết Kanji: cách viết hình hộp

CÁCH VIẾT KANJI - QUY TẮC 5: HOÀN THIỆN CÁC NÉT TRONG TRƯỚC KHI ĐÓNG HỘP

Có rất nhiều KANJI có các nét khác đóng trong một hình hộp, ví dụ như , , , v.v. Vậy nên, khi viết một KANJI loại này, bạn viết 3 cạnh của hình hộp trước, rồi đến các nét bên trong hình hộp. Khi đã viết hết các nét bên trong, đóng hình hộp lại bằng nét nằm ngang dưới cùng.

Cách viết Kanji: hình hộp từ ngoài vào trong

Nguyên tắc này không chỉ áp dụng với các KANJI có hình hộp vuông thành sắc cạnh như trên, mà với cả các KANJI được coi là có nét đóng, dù cho có là dạng "hộp hở", như , , , , , v.v.

Sau khi đã hiểu được nguyên tắc này, nguyên tắc tiếp theo sẽ trở nên rất logic.

CÁCH VIẾT KANJI - QUY TẮC 6: NÉT ĐÓNG HỘP LÀ NÉT CUỐI CÙNG

Trường hợp các chữ KANJI có nét đóng phía dưới mà hay nhìn thấy ở các từ như , , v.v. thì nét đóng phía dưới sẽ là nét cuối cùng.

Cách viết Kanji: nét đóng viết cuối cùng

Có 2 cách viết nét dưới cùng. Một là bằng 2 nét (nét phẩy trước, rồi các đường còn lại viết trong 1 nét. Hai là 3 nét (nét phẩy, nét dọc, rồi đến nét ngang).

CÁCH VIẾT KANJI - QUY TẮC 7: NÉT CHÉO TỪ PHẢI-SANG-TRÁI TRƯỚC NÉT CHÉO TỪ TRÁI-SANG-PHẢI

Trong trường hợp có các nét chéo, bạn sẽ bắt đầu với nét chéo từ phải-sang-trái trước. Từ , hai nét chéo không cắt nhau, nên hãy lấy ví dụ dưới đây - (bố). Từ này có cả 2 trường hợp, các nét chéo cắt nhau và không cắt nhau. 

Cách viết Kanji: nét phải - trái trước

Trong trường hợp trên, có 2 bộ nét chéo, bắt đầu với bộ nét chéo bên trước. Sau đó mới đến bộ nét chéo dưới. Trong từng bộ, nguyên tắc nét phải-sang-trái trước đều được áp dụng.

CÁCH VIẾT KANJI - QUY TẮC 9: NÉT CẮT RẤT NHIỀU NÉT KHÁC ĐƯỢC VIẾT SAU CÙNG

Có nhiều trường hợp từ KANJI gồm rất nhiều các nét ngang, hoặc nét dọc. Khi gặp phải chữ như vậy, nét nào cắt tất cả các nét đó sẽ được viết sau cùng.

Cách viết Kanji: nét dọc cắt ngang viết sau cùng

CÁCH VIẾT KANJI - QUY TẮC 10: NÉT PHẨY VIẾT CUỐI CÙNG

Khi một từ KANJI có nét phẩy, nét đó được viết sau cùng.

Cách viết Kanji: nét phẩy cuối cùng

Tuy nhiên khi các nét phẩy ở trên đầu, và không có nét nào khác ngang hàng với nó, nét phẩy lại được viết đầu tiên.

Cách viết Kanji: ngoại lệ - nét phẩy viết đầu tiên

Trong ví dụ trên, từ KANJI được viết thành hai nhóm (xem thêm quy tắc 11). Do nét phẩy ở trên cùng, nên đối với nhóm thứ 2, nét phẩy được viết đầu tiên.

CÁCH VIẾT KANJI - QUY TẮC 11: VIẾT KANJI THEO NHÓM/ BỘ (THỦ)

Các từ KANJI phức tạp được tạo thành từ nhiều từ KANJI đơn giản hơn, hay còn gọi là các bộ thủ. Khi viết những chữ như vậy, chúng ta sẽ chia thành các nhóm/ bộ. Và với mỗi nhóm/bộ, các nguyên tắc phía trên đều được áp dụng.

Cách viết Kanji: Kanji phức tạp - chia theo nhóm

Nhóm/bộ ở góc trái trên cùng được viết trước. Sau đó kết thúc ở nhóm/bộ góc phải dưới cùng.

CÁC NGUỒN THAM KHẢO CÁCH VIẾT KANJI

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo cách viết ở các trang web sau:

Sau khi đã nắm được cách viết Kanji, hãy xem thêm Phương pháp học Kanji cho người lớn nữa nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top